Dịch vụ quản lý xây dựng dự án (QLXDDA) là một dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kĩ thuật chuyên môn, quản lý dự án để giám sát việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án, từ đầu công trình đến khi hoàn tất.
Mục đích của dịch vụ Quản lý xây dựng dự án là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý xây dựng dự án tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế – nhà thầu xây dựng, thiết kế xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro và đối với các quan hệ đối tác.
Nội dung của dịch vụ Quản lý xây dựng dự án:
1. Công nghệ xây dựng
– Phương pháp thi công
– Lập kế hoạch tiến trình thi công
– Lập kế hoạch công trường
– An toàn lao động
– Tin học trong vận hành xây dựng
– Kỹ thuật máy xây dựng
2. Kinh tế quản trị xây dựng
– Dự toán chi phí xây dựng công trình
– Hợp đồng xây dựng
– Chào thầu
– Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
– Các mô hình mời thầu và hợp đồng
– Cấu trúc và công cụ của thị trường xây dựng
3. Cơ sở Quản lý xây dựng
– Quản lý tổng thể
– Quản lý dự án
– Quản lý chi phí (chi phí là khởi nguồn cho mọi hoạt động khác, quản lý chi phí là phức tạp nhất trong mọi lĩnh vực quản lý)
– Quản lý đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
– Quản lý hợp đồng
– Quản lý thi công xây dựng công trình
– Quản lý chất lượng
– Quản lý rủi ro
– Các quản lý khác
4. Quản lý đầu tư xây dựng
– Lập tiến độ phát triển dự án
– Kế hoạch đầu tư và tài chính
– Luật quy hoạch và luật xây dựng
II. Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều 156. Điều kiện của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Cá nhân chủ trì việc lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
(Luật xây dựng 2014)
Điều 52. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
1. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng được chủ trì thực hiện các công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm:
a) Xác định, thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng; phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án;
b) Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;
c) Đo bóc khối lượng;
d) Xác định, thẩm tra dự toán xây dựng;
đ) Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
e) Kiểm soát chi phí xây dựng công trình;
g) Lập, thẩm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng, quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng:
a) Hạng I: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên.
b) Hạng II: Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên.
c) Hạng III: Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên.
3. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng không phân biệt loại, nhóm dự án và loại, cấp công trình xây dựng.
b) Hạng II: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp I trở xuống.
c) Hạng III: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp II trở xuống.
Điều 67. Điều kiện năng lực của tổ chức quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
a) Hạng I:
– Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I;
– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.
b) Hạng II:
– Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên;
– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên.
c) Hạng III:
– Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên;
– Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án.
b) Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống.
c) Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
(Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2018/NĐ-CP)
Trên đây là những phân tích về dịch vụ quản lý xây dựng dự án (hay dịch vụ quản lý dự án xây dựng) mà Hoàng Long tổng hợp để các bạn có thêm thông tin tham khảo.
Với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng dự án với đầy đủ chứng chỉ hành nghề. Hoàng Long tự tin thực hiện việc thiết kế, giám sát, triển khai xây dựng cũng như quản lý xây dựng cho các công trình nhà ở, biệt thự, công trình lớn nhỏ trên toàn quốc.
Nếu bạn cần tư vấn thêm đừng quên liên hệ Hoàng Long theo hotline 039 888 5815 để được tư vấn nhé.